Nếu bạn là một người mới bắt đầu tập chụp các sản phẩm cho các cửa hàng thời trang, quán ăn, các hãng sản xuất sản phẩm…và chưa biết phải bắt đầu thế nào, vậy thì hãy cùng chúng tôi đến với 10 nguyên tắc nhập môn sau đây.
Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều biết các nguyên tắc cơ bản để chụp hình sản phẩm đẹp: sử dụng tripod, đặt máy với khẩu độ rộng nhất, sử dụng nền trắng, xóa phông…Nhưng đó là lý thuyết, còn thực tế phải vận dụng như thế nào mới cho ra một bức ảnh đẹp?
Đằng bức ảnh chụp sản phẩm chuyên nghiệp mà bạn thấy trong các tạp chí hoặc quảng cáo hàng ngày là một loạt công đoạn và kỹ thuật dựng bối cảnh, ánh sáng, điều chỉnh máy ảnh … rất công phu và chính xác. Bạn nhìn vào một bức ảnh và nghĩ chắc chụp nó cũng đơn giản, nhưng sự thực không phải vậy.
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ngoài con mắt thẩm mỹ tốt và kinh nghiệm bản thân, họ luôn tuân thủ một số quy tắc cơ bản để có được bức ảnh chất lượng. Nếu bạn là một người mới bắt đầu tập chụp ảnh sản phẩm cho shop thời trang, quán ăn, các hãng sản xuất sản phẩm…và chưa biết phải bắt đầu thế nào, vậy thì hãy cùng chúng tôi đến với 10 nguyên tắc nhập môn sau đây. Một khi nắm vững các phương thức cơ bản, bạn mới có thể tạo ra những bức ảnh độc đáo và sáng tạo tùy sức trên nền cơ bản đó.
1.) TREO SẢN PHẨM LÊN
Bây giờ, hãy treo các sản phẩm lên để trông chúng có góc nhìn khá và độc đáo hơn, nhưng hãy treo lên theo cách sáng tạo nhất. Có thể bạn nên treo theo chiều ngược lại, hoặc treo ngang hay bất kỳ vị trí mới mẻ nào. Cố định chúng bằng các sợi dây, móc treo và tạo nên sự phá cách, sexy hay hài hước cho bức ảnh. Bạn cũng cần đảm bảo ánh sáng cần thiết cho bức ảnh của mình. Cùng xem một số góc treo sáng tạo dưới đây:
2.) GÓC CHỤP LẠ
Các nhiếp ảnh gia thường đặt máy ảnh ngang với sản phẩm để nó ngang tầm mắt. Việc thử nghiệm góc chụp lạ cần phải có sự cẩn thận vì rất có thể nó sẽ phá hỏng hình ảnh sản phẩm. Tuy nhiên đôi khi bạn có thể thử nghiệm một số góc chụp mới, chẳng hạn như chụp từ phía trên, phía dưới, hoặc treo sản phẩm lên như gợi ý thứ 1 ở trên. Đây là vài góc chụp khác biệt mà chúng tôi muốn giới thiệu:
3.) THỬ CHỤP ẢNH MACRO
Chụp ảnh macro là kỹ thuật đòi hỏi sự tinh tế và kiên nhẫn. Nếu bạn cần một se-ri ảnh cho trang đặc biệt nào đó của catalog, hoặc poster quảng cáo bắt mắt…hãy thử với cách chụp này. Chỉ cần chú ý lượng ánh sáng đủ để làm rõ từng chi tiết nhỏ của sản phẩm. Những ví dụ sau đây khá điển hình:
4.) CHO THẤY SẢN PHẨM VỚI NHỮNG CÁCH DÙNG LẠ
Hãy ngồi nghĩ xem với sản phẩm này, bạn có thể dùng vòa những việc gì. Bắt đầu từ những công dụng thông thường nhất đến những ý tưởng phá cách, hài hước…Sau đó chọn ra mọt vài ý tưởng có tiềm năng nhất có thể sử dụng để tạo một bức ảnh độc đáo. Bạn sẽ cần chỉnh sửa ảnh trên phần mềm đồ họa hoặc cần phụ kiện cho bối cảnh chụp tại studio. Vì vậy hãy lên ý tưởng kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào làm. Dưới đây là một số cách dùng sáng tạo của sản phẩm:
5.) SỬ DỤNG THAO TÁC CHỈNH SỬA ẢNH
Bí quyết ở đây cũng gần giống với #4 ở trên. Nếu bạn không có kỹ năng chỉnh sửa ảnh, bạn sẽ cần một nghệ sỹ thiết kế đồ họa trợ giúp. Tuy nhiên, nếu biết một vài kỹ năng Photoshop và Illustrator để tạo ra bức ảnh có hiệu ứng theo ý mình thì vẫn là tốt nhất. Khám phá một vài cách chỉnh sửa ảnh sau đây:
6.) KẾT HỢP VỚI BACKGROUND THÚ VỊ
Nhiều bức ảnh sản phẩm tuân thủ nguyên tắc là dùng phần nền không rõ nét hoặc đưa một hình ảnh khác vào làm nền. Nhưng bạn có thể chọn một phần nền độc đáo mà vẫn làm nổi sản phẩm chính ở phía trước. Cách này tạo hiệu ứng tốt hơn bạn tưởng. Nghiên cứu một số cách dựng phần nền cầu kỳ cho việc chụp sản phẩm sáng tạo sau đây:
7.) TẬP TRUNG VÀO PHẦN BACKGROUND
Điều này nghe có vẻ kỳ cục, vì việc không dành sự tập trung vào phần nền làm cho ánh nhìn luôn duy trì vào sản phẩm chính. Mặc dù vậy, đôi khi các chi tiết ở phần nền cũng cần được chú ý, chẳng hạn như bạn chụp ảnh sản phẩm đồ ăn và xung quanh nó là các loại thực phẩm gợi ý để ăn kèm. Trong trường hợp này, hãy để sản phẩm chính được nổi bật hơn một chút ở phía trước và dành phần còn lại cho các chi tiết phụ ở nền cũng được xuất hiện tương đối rõ nét trong ảnh. Tuy nhiên ban cũng có thể đổi chỗ chi tiết phụ lên trên và sản phẩm chính xuống phía sau…Đây là một số ví dụ về việc dành sự tập trung cho phần nền trong ảnh:
8.) ĐẶT SẢN PHẨM TRÊN MỘT BỀ MẶT PHẢN CHIẾU
Sự tương phản mang đến chiều sâu cho ảnh và xua đi sự nhàm chán của một vật mẫu không có gì đặc biệt. Nhưng cũng đừng để việc sử dụng một chiếc gương gây phản tác dụng. Bạn cũng có thể dùng kỹ xảo đồ họa để tạo sự phản chiếu của ảnh trên mặt nước. Sử dụng ánh sáng để hỗ trợ sự tương phản và xử lý mức độ ánh sáng sau. Hãy tham khảo một vài kiểu tương phản sau:
9.) ĐỂ SẢN PHẨM ĐỨNG THEO CÁCH ĐỘC ĐÁO
Để sản phẩm đứng trên một bề mặt ấn tượng nào đó để tạo sự độc đáo cho bức ảnh. Để tạo nên sự khác biệt, hãy sử dụng những vật dụng mà bạn chưa bao giờ nghĩ nó có thể làm chân đế để đặt sản phẩm lên. Một chiếc hộp cũ, một vài sản phẩm được treo ngược lên, một vài vật thể mang hình khối hoặc thậm chí dùng kỹ thuật chỉnh sửa ảnh để thêm bối cảnh. Dưới đây là một số cách xếp đồ vật đứng khá thú vị:
10.) THÊM CÁ TÍNH CHO BỨC ẢNH
Nhân cách hóa sản phẩm trong các bức ảnh chụp của bạn hoặc tạo ra một câu chuyện xoay quanh sản phẩm đó là những cách làm hay. Hãy cho các đồ vật vô tri vô giác một tính cách riêng. Hãy hỏi ý kiến khách hàng của bạn rằng đâu là điều làm nên tính độc đáo nhất của sản phẩm so với các đối thủ khác. Sau đó sử dụng bức ảnh chụp sản phẩm của bạn để nêu bật lên khía cạnh này của sản phẩm.
Nguồn: Phùng Thanh Hằng